Bạn đã biết chưa  từ ngày 01/11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Theo Thông báo của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, ngày 30/09/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dừng đón, phục vụ khách tham quan tại địa chỉ 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội.

Từ ngày 01/10/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hân hạnh được đón, phục vụ quý khách tham quan thử nghiệm tại vị trí mới, địa chỉ: Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, Phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Từ ngày 01/11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Bảo tàng mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm 

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2019, trên diện tích 386.600m2. Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý.

Bảo tàng mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc Bảo tàng không chỉ đơn thuần là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh, mà còn tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

hoan thien giai doan 1

Bên cạnh đó, bảo tàng áp dụng nhiều phương pháp trưng bày mới, kết hợp với các công nghệ sa bàn 3D mapping; thiết bị màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh và hơn 60 video clip giới thiệu về chiến dịch, trận đánh và các nhân vật lịch sử mang đến cho khách tham quan trải nghiệm hoàn toàn mới.

Hiện tại, bảo tàng đã hoàn thiện giai đoạn 1, đồng thời đơn vị đang tiếp thu các ý kiến góp ý của chuyên gia, nhà khoa học, chỉnh lý và hoàn thiện phần trưng bày trước khi chính thức mở cửa với công chúng vào ngày 1/11/2024.

Diện mạo mới của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Khu nhà bảo tàng nổi bật với sân trước và tòa tháp Chiến thắng cao 45m, cùng với đó là khối nhà bảo tàng gồm 4 tầng nổi và 1 tầng trệt, diện tích xây dựng 23.198m2. Tổng diện tích sàn tòa nhà chính rộng 64.640m2, tổng chiều cao 35,8m.

san toa nha chinh rong 64.640m2

Cánh bên phải, trái là khu trưng bày các hiện vật ngoài trời. Phía bên trái, trưng bày những vũ khí, trang bị của Quân đội và nhân dân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược và sử dụng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Tiêu biểu có: Pháo 85mm; Pháo cao xạ 57mm; Xe tăng PT67 số hiệu 555; Máy bay MiG 17 số hiệu 2047; Máy bay SU22…

Phía bên phải Bảo tàng trưng bày những loại vũ khí, trang bị quân đội Pháp và Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tiêu biểu có: Các loại pháo, xe chiến đấu bộ binh, xe tăng. Đặc biệt có Pháo tự hành M-107 cỡ nòng 175mm được mệnh danh là “Vua Chiến trường” cùng nhiều loại máy bay của quân đội Mỹ bỏ lại sau chiến tranh như máy bay A37, F5E, CH47, C130 và hàng chục loại bom, quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Trong không gian hai bên cánh của tòa nhà là khối biểu tượng khát vọng hòa bình với những cành cây, mầm xanh và cánh chim bồ câu bay lên từ xác máy bay.

Phia ben phai Bao tang trung bay nhung loai vu khi

Đây là phần trưng bày biểu tượng giới thiệu Việt Nam mong muốn Hòa bình và hiểu được giá trị của Hòa bình với các nước trên thế giới. Quả địa cầu và những tấm gương phản chiếu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời kỳ Hùng Vương – An Dương Vương đến thế kỷ XX, qua đó khẳng định từ ngàn xưa, nhân dân Việt Nam đã mong muốn được hòa bình; và đã chấp nhận những khó khăn gian khổ, hy sinh xương máu để đất nước được độc lập, tự do, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Bước qua sảnh chính là nơi trưng bày chiếc “Én bạc” MiG-21 mang số hiệu 4324. Điều gây ấn tượng và bất ngờ đối với khách tham quan đó chính là chiếc MiG-21 khổng lồ được treo trên các sợi cáp gắn với mái, tạo cảm giác như đang xuất kích bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

Kết hợp cùng với màn hình led lớn giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam và các nội dung về lịch sử, văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từng có 9 phi công điều khiển chiếc “Én bạc” 4324, đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần, bắn rơi 14 máy bay Mỹ. Trên thân của chiếc MiG-21 in hình 14 ngôi sao màu đỏ, tượng trưng cho 14 máy bay địch bị bắn hạ. Chiếc máy bay này được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia ngày 14/1/2015.

Không gian trưng bày bên trong bảo tàng tại tầng 1 được chia làm 6 chủ đề.

Chủ đề 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Chủ đề 2: Bảo vệ nền độc lập từ năm 939 đến năm 1858; Chủ đề 3: Chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc năm 1858 đến năm 1945; Chủ đề 4: Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1945 – 1954; Chủ đề 5: Cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954 đến 1975; Chủ đề 6: Xây dựng và bảo vệ đất nước từ 1976 đến ngày nay.

Các chủ đề sắp xếp theo trình tự thời gian và bố cục hợp lý, các hiện vật đều được chú thích cụ thể, đính kèm với thông tin sự kiện, cùng với đó là sự đa dạng trong loại hình thể hiện, bao gồm văn bản, màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh.

Không gian trưng bày chủ đề 4, ngoài trưng bày hiện vật còn có các mô hình hoạt cảnh sinh động với tỷ lệ 1:1, làm sống lại không gian phố phường Hà Nội trong cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô sau Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiến trình tham quan, du khách sẽ lần lượt đi qua 6 khu trưng bày của 6 chủ đề với cách sắp xếp, bố cục theo trình tự thời gian.

Pháo 105mm của Đại đội 806 Pháo mặt đất 105mm, số hiệu 14683 do Mỹ sản xuất viện trợ cho Pháp. Bộ đội Việt Nam thu được trong trận đánh đồn Nghĩa Lộ, chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Đây là một trong những khẩu pháo bắn loạt đạn đầu tiên, dội bão lửa lên đầu giặc Pháp trong trận đánh cứ điểm Him Lam ngày 13/3/1954, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cầu Hiền Lương- “biểu tượng” của sự chia cắt Bắc – Nam và gắn với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, xâm lược. Đây cũng là điểm khởi đầu của Chủ đề 5: Cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954 đến 1975.

Trong khong gian hai ben canh cua toa nha

Tượng điêu khắc: Nắm đất miền Nam do nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi sáng tác năm 1955.

Các hiện vật được sắp xếp thẩm mỹ đồng thời nêu bật được nội dung chủ điểm trong từng phần.

Phương pháp trưng bày độc đáo mang lại những trải nghiệm mới cho khách tham quan.

Khu vực trưng bày Bảo vật Quốc gia chiếc máy bay MiG-21 số hiệu 5121 cùng các hệ thống phòng không góp phần làm lên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” của quân và dân ta tháng 12-1972.

Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân đã từng điều khiển chiếc MiG-21 này và bắn hạ máy bay B52 vào đêm 27-12-1972. Chiếc máy bay từng bắn hạ 5 máy bay Mỹ, các phi công Đinh Tôn và Vũ Đình Rạng cũng từng điều khiển chiếc máy bay này.

Không gian rộng của bảo tàng mới không chỉ trưng bày các hiện vật mà giới thiệu nhiều hình ảnh tư liệu quý về các cuộc họp quan trọng, quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam; quá trình tổ chức chiến đấu và chiến đấu của các đơn vị, cung cấp cho du khách cái nhìn tổng thể, chi tiết về các sự kiện.

MiG 21 mang so hieu 4324

Ứng dụng màn chiếu công nghệ cao cùng với phim, sơ đồ, mô hình và sa bàn minh họa các trận đánh, chiến dịch tiêu biểu như: Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954); Chiến dịch Hồ Chí Minh (năm 1975)…

Trong kháng chiến chống Mỹ, chiếc T-54B thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 đã tham gia giải phóng Huế, Đà Nẵng sau đó tiếp tục tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 30/4/1975, xe tăng này đã dẫn đầu đội hình vào Sài Gòn, trên đường đến Dinh Độc Lập đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch, lúc 11 giờ, xe tăng 843 húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, bị chết máy, đồng chí Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843, là người đã cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc Lập.

Thượng tá Nguyễn Thành Lê, Phó giám đốc Bảo tàng giới thiệu với các đồng chí Cục Tuyên huấn và Bảo tàng Lịch sử Quân đội Nhân dân Lào về chiếc xe tăng huyền thoại T-54B số hiệu 843, được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang mở cửa đón các đoàn chuyên gia trong lĩnh vực bảo tàng, các đoàn khách tham quan đăng ký trước. Bảo tàng sẽ mở cửa đón công chúng từ ngày 1/11/2024.

Và nếu bạn không có dịp để có thể tham quan bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thì đừng lo. Chính phủ đã mở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam online. Link tham khảo: TẠI ĐÂY

Rate this post
XEM REVIEW PHÒNG HỘI TRƯỜNG VPLACE

Vplace - Whenever you need

Vplace cung cấp dịch vụ tại 4 địa điểm ở trung tâm thành phố Hà Nội để phục vụ quý khách hàng và cung cấp nhiều loại phòng, diện tích, sức chứa khác nhau, đầy đủ tiện nghi phù hợp cho đa dạng loại hình tổ chức: Hội thảo, đào tạo, họp, offline, CLB, … được trang bị đầy đủ dàn âm thanh, máy chiếu Wifi, khung backdrop, bàn ghế Hòa Phát, bảng viết, giấy A1, bút viết,…

0912527631 0986301063 0902242996 0353813388

BOOKING PHÒNG NGAY

Trả lời